leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel

» NHU CẦU TUYỂN DỤNG:

- Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong quý đạt 14.254 lao động với tổng số doanh nghiệp tham gia tuyển dụng là 364 doanh nghiệp.
- So với cùng kỳ năm 2023, số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong quý I năm 2024 giảm 46 đơn vị (giảm 11,2%) và nhưng nhu cầu tuyển dụng tăng 1.184 lao động (tăng 9,1%).
- Đánh giá một số chỉ tiêu về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong quý như sau:

Nhu cầu tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp:

- Trong tổng số 364 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng có 07 doanh nghiệp nhà nước với nhu cầu tuyển dụng là 216 lao động, 242 doanh nghiệp ngoài nhà nước với nhu cầu tuyển dụng là 9.623 lao động và 115 doanh nghiệp FDI với nhu cầu tuyển dụng là 4.415 lao động.
- Tương tự như cùng kỳ năm 2023, tỷ trọng nhu cầu tuyển dụng trong năm 2024 không có sự thay đổi lớn giữa các nhóm loại hình doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn tiếp tục là nhóm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, chiếm 67,5% tổng nhu cầu tuyển dụng.

Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ:

- Nhu cầu tuyển dụng trong quý I năm 2024 đối với nhóm lao động đã qua đào tạo đạt 6.442 lao động (tương đương 45,2% tổng nhu cầu tuyển dụng). Trong đó, yêu cầu từ trình độ đại học trở lên là 1.136 lao động (tương đương 8%), cao đẳng là 743 (tương đương 5,2%), trung cấp là 1.877 (tương đương 13,2%), sơ cấp là 589 (tương đương 4,1%) và công nhân kỹ thuật không bằng là 2.097 (tương đương 14,7%). Còn lại là nhóm lao động chưa qua đào tạo với 7.812 lao động, tương đương 54,8% tổng nhu cầu tuyển dụng.
- Trong quý, nhu cầu tuyển dụng tại Sàn giao dịch việc làm chứng kiến xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng biến động tăng chủ yếu tập trung vào lao động công nhân kỹ thuật không bằng và chưa qua đào tạo với mức tăng lần lượt là 63,6% và 17,4% so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 815 lao động và 1.160 lao động). Nhóm lao động có trình độ đại học trở lên tăng nhưng không đáng kể, còn lại đều có xu hướng giảm với mức giảm là 337 lao động có trình độ cao đẳng, 234 lao động trung cấp và 339 lao động sơ cấp nghề.

Nhu cầu tuyển dụng theo nhóm ngành:
- Nhu cầu tuyển dụng lao động đối với nhóm ngành kinh tế trong quý I năm 2024 tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành kinh tế lớn như sau: công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; giáo dục và đào tạo; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động kinh doanh bất động sản; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông;…
- Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong quý I với 6.587 lao động (tương đương 46,2% tổng nhu cầu tuyển dụng). Trong đó, tập trung chủ yếu ở các ngành: may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) với 2.723 lao động; chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản với 1.013 lao động; Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác với 1.000 lao động; Sản xuất linh kiện điện tử với 460 lao động.
Bên cạnh đó cũng có một số ngành khác có nhu cầu tuyển dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhu cầu tuyển dụng tại sàn như: 
+ Dịch vụ hỗ trợ giáo dục thuộc nhóm ngành Giáo dục và đào tạo với 1.516 lao động
+ Cung ứng và quản lý nguồn lao động thuộc nhóm ngành Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ với 1.459 lao động
+ Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm thuộc nhóm ngành Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 514 lao động
Nhu cầu tuyển dụng theo nhóm nghề:

- Nhu cầu tuyển dụng lao động trong quý tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề: lao động công nghiệp khác chưa được phân vào đâu; thợ may, thợ làm da thủ và thợ làm mũ; lao động thủy sản; lao động giản đơn khác chưa được phân vào đâu; nhân viên đại diện bảo hiểm; nhân viên phục vụ đồ ăn uống; giáo viên ngôn ngữ khác; nhân viên văn thư và phô tô; nhân viên thuyết minh giới thiệu hàng hóa; người quét dọn và giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các cơ sở khác; nhân viên môi giới bất động sản và quản lý tài sản/bất động sản; nhân viên an ninh (trừ công an); thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan; thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt; thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện; nhân viên giao dịch ngân hàng và các nghề liên quan; lao động trồng trọt; nhân viên môi giới, buôn bán chứng khoán và tài chính;…
- Trong đó, nhu cầu tuyển dụng phần lớn rơi vào 03 nhóm đầu tiên, chiếm 49% tổng nhu cầu tuyển dụng, cụ thể: Lao động công nghiệp khác chưa được phân vào đâu với 3.400 lao động (chiếm 23,9%); Thợ may, thợ làm da thủ và thợ làm mũ với 2.578 lao động (chiếm 18,1%) và Lao động thủy sản với 1.000 lao động (chiếm 7%).

» NHU CẦU TÌM VIỆC:

- Tổng số lao động có nhu cầu đăng ký tìm việc, tham gia ứng tuyển tại Sàn trong quý I năm 2024 là 796 lao động, giảm 181 lao động (giảm 18,5%) so với cùng kỳ năm 2023.
- Trong đó, nhóm lao động qua đào tạo có 342 lao động (chiếm 43%) với 171 lao động trình độ đại học trở lên (chiếm 21,5%), 61 lao động trình độ cao đẳng (chiếm 7,7%), 46 lao động trình độ trung cấp (chiếm 5,8%), 28 lao động trình độ sơ cấp (chiếm 3,5%) và 36 công nhân kỹ thuật không bằng (chiếm 4,5%).
- Trong quý, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu tập trung ở nhóm lao động chưa qua đào tạo với 454 lao động, chiếm đến 57% tổng nhu cầu tuyển dụng.

Nhu cầu tìm việc chia theo nhóm nghề:
Nhu cầu tìm việc tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề: lao động công nghiệp khác chưa được phân vào đâu; người quét dọn và giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các cơ sở khác; nhân viên thuyết minh giới thiệu hàng hóa; lao động giản đơn khác chưa được phân vào đâu; người chăm sóc, bảo vệ tòa nhà; nhân viên kế toán; nhân viên đại diện bảo hiểm; kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí; nhân viên/đại lý mua hàng; thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt; lái xe con, taxi và xe tải hạng nhẹ; nhân viên trợ giúp bán hàng;…

» KẾT QUẢ CHẮP NỐI:

- Trong quý I năm 2024, Trung tâm đã chắp nối, giới thiệu việc làm cho 796 người lao động tham gia tìm việc làm tại Sàn, giảm 181 lao động so với cùng kỳ năm 2023

- Số lao động đạt kết quả sơ tuyển là 485 lao động, trong đó nữ là 216 lao động (tương đương 44,5%)

Kết quả chắp nối theo trình độ:

- Số lao động đạt kết quả sơ tuyển theo trình độ như sau: nhóm lao động qua đào tạo đạt 248 lao động, trong đó trình độ đại học trở lên là 123 lao động, cao đẳng là 38 lao động, trung cấp là 38 lao động, sơ cấp là 24 lao động và công nhân kỹ thuật không bằng là 25 lao động. 
- Còn lại là nhóm lao động chưa qua đào tạo với 237 lao động.

Kết quả chắp nối theo nhóm ngành:

- Nhóm ngành kinh tế lớn có kết quả chắp nối cao trong quý I năm 2024 tập trung ở các nhóm ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải kho bãi; giáo dục và đào tạo; xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;…
- Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là nhóm ngành lớn có kết quả chắp nối cao nhất với 313 lao động, trong đó tập trung chủ yếu ở ngành May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) với 150 lao động. Bên cạnh đó các ngành thuộc các nhóm ngành lớn khác cũng có kết quả chắp nối cao bao gồm: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động với 71 lao động; Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt với 57 lao động; Cung ứng và quản lý nguồn lao động với 33 lao động;…

Kết quả chắp nối theo nhóm nghề:

Nhóm nghề có kết quả chắp nối cao tập trung ở các nhóm nghề: lao động công nghiệp khác chưa được phân vào đâu; người quét dọn và giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các cơ sở khác; nhân viên thuyết minh giới thiệu hàng hóa; lao động giản đơn khác chưa được phân vào đâu; người chăm sóc, bảo vệ tòa nhà; nhân viên kế toán; nhân viên đại diện bảo hiểm; kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí; nhân viên/đại lý mua hàng; thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt; nhân viên an ninh (trừ công an); nhân viên trợ giúp bán hàng;…

» NHU CẦU TUYỂN DỤNG THÁNG 04/2024:

Nhu cầu tuyển dụng tháng 04/2024 dự kiến đạt hơn 9.200 lao động, tập trung vào các nhóm ngành kinh tế, nghề như sau:

Theo nhóm ngành kinh tế:

- Nhóm ngành kinh tế lớn có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong tháng 04/2024 dự kiến vẫn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với khoảng 4.600 lao động (chiếm 49,9%). Trong đó, những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất bao gồm: may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác; sản xuất các cấu kiện kim loại; sản xuất linh kiện điện tử; sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục); sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu; sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu;…
- Những nhóm ngành kinh tế lớn khác có nhu cầu tuyển dụng cao bao gồm: hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; giáo dục và đào tạo; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động kinh doanh bất động sản; vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông;…

Theo nhóm nghề:

- Dự kiến trong tháng 04/2024, nhu cầu tuyển dụng tập trung chủ yếu vào 03 nhóm nghề với tổng nhu cầu tuyển dụng chiếm đến 50,7% nhu cầu dự kiến đến, cụ thể lao động công nghiệp khác chưa được phân vào đâu với hơn 2.500 lao động; thợ may, thợ làm da thủ và thợ làm mũ với hơn 1.100 lao động; và lao động thủy sản với 1.000 lao động.
- Những nhóm nghề khác dự kiến có nhu cầu tuyển dụng cao trong tháng: nhân viên phục vụ đồ ăn uống; nhân viên văn thư và phô tô; giáo viên ngôn ngữ khác; nhân viên thuyết minh giới thiệu hàng hóa; lao động giản đơn khác chưa được phân vào đâu; nhân viên an ninh (trừ công an); nhân viên môi giới bất động sản và quản lý tài sản/bất động sản; thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan; nhân viên giao dịch ngân hàng và các nghề liên quan; thợ hàn và thợ cắt kim loại bằng nhiệt; thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện; lao động trồng trọt; người quét dọn và giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các cơ sở khác; nhân viên môi giới, buôn bán chứng khoán và tài chính; nhân viên đại diện bảo hiểm; vũ công và biên đạo múa; kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí; nhân viên hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe; người chuẩn bị đồ ăn nhanh; nhà phân tích tổ chức và quản lý; người phụ bếp;…